Vành Đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh: Tiến Bước Vượt Bậc Cho Giao Thông Đô Thị

Vành Đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh là dự án giao thông quan trọng và đáng chú ý, được xem là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao thông đô thị. Dự án này hứa hẹn giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và giúp tối ưu hóa hệ thống giao thông trong thành phố Hồ Chí Minh. Là dự án giao thông quan trọng chắp cánh vùng kinh tế phía Nam, được xem là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao thông đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Dự án này hứa hẹn giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và giúp tối ưu hóa hệ thống giao thông thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết kế của đường vành đai 3 và tầm quan trọng của nó đối với sự thúc đẩy kinh tế, phát triển bền vững của Tp Hồ Chí Minh nói riêng và của kinh tế phía Nam nói chung.

Đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ cùng với cao tốc Bến Lức – Long Thành tạo một vòng cung khép kín bao quanh thành phố

Sự cần thiết của vành đai 3 TP HCM

Với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và kinh tế trong thành phố Hồ Chí Minh, giao thông đang trở thành một vấn đề căng thẳng và cấp bách. Những tắc nghẽn và ùn tắc giao thông đã gây ra không chỉ sự mất mát về thời gian và chi phí, mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe của người dân.

Theo Ban Giao thông, với tính chất vừa là đường cao tốc vành đai liên vùng, vừa là đường cao tốc đô thị, Vành đai 3 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương tuyến đi qua; đồng thời, dự án còn là tiền đề, điều kiện cần để kêu gọi đầu tư, phát triển khu đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của các khu vực có tuyến đi qua; nâng cao khả năng kết nối giữa các đô thị vệ tinh dọc theo hai bên đường; giảm ách tắc giao thông ở TPHCM; tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng sử dụng quỹ đất; tăng hiệu quả đầu tư đối với các dự án khác đang được triển khai thực hiện.

Vành Đai 3 TP HCM là một phần của chiến lược phát triển giao thông của thành phố, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc, kết nối các khu vực quan trọng và giảm bớt áp lực giao thông trên các tuyến đường hiện có. Dự kiến dự án này sẽ cung cấp một hệ thống giao thông hiện đại và thông minh, giúp tạo ra sự thuận lợi và tiện ích cho người dân trong cuộc sống hàng ngày.

Thiết kế vành đai 3 TP HCM

Vành Đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 92 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, quy mô 8 làn xe cơ giới, 2 làn khẩn cấp và đường song hành hai bên, vận tốc 100 km/h. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Nhơn Trạch – Tân Vạn, dài 28 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đoạn 2: Tân Vạn – Bình Chuẩn, dài 16 km. Tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác giai đoạn 1 (tiền cao tốc).
  • Đoạn 3: Bình Chuẩn – Quốc Lộ 22 dài 19 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TPHCM.
  • Đoạn 4: Quốc Lộ 22 – Bến Lức dài 29 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.

Với tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng là công trình giao thông lớn nhất phía Nam đã được khởi công ngày 18/6/2023, dự kiến thông xe năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026.

Một đoạn kết nối vành đai 3 tại cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây

Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, giai đoạn một dài hơn 76 km, quy mô 4 làn cao tốc cùng đường song hành. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Tại đoạn kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, trên Vành đai 3 sẽ được xây thêm một cầu vượt ngang và 4 nhánh rẽ để liên thông giữa hai tuyến đường.

Phối cảnh phần đường phía dưới của tuyến vành đai.

Theo kế hoạch, đoạn Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM dài hơn 47 km đã khởi công ngày 18/6. Các địa phương còn lại lần lượt khởi công dự án trên địa bàn từ ngày 26 đến 30/6.

Vành đai 3 được thiết kế quy mô 8 làn xe cơ giới, 2 làn khẩn cấp và đường song hành hai bên, vận tốc 100 km/h.

Vành đai 3 là dự án kết nối 5 tuyến cao tốc hướng tâm, gồm: TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, TP HCM – Mộc Bài và TP HCM – Chơn Thành, tạo liên kết cho cả vùng.

Thiết kế đoạn trên cao của vành đai 3

Tại TP HCM, dự án có gần 13 km đi trên cao, từ nút giao cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến Tân Vạn. Thiết kế này nhằm phù hợp địa hình, giảm chi phí bồi thường.

Dự án có 6 nút giao lớn, kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành, Long Thành – Dầu Giây, Tân Vạn, TP HCM – Trung Lương, Bình Chuẩn và Tỉnh lộ 10.

Tại Long An, địa phương có đoạn Vành đai 3 đi qua ngắn nhất gần 7 km thuộc huyện Bến Lức cũng đang hoàn thiện các hồ sơ để khởi công dự án trong tháng 6.

Đoạn Vành đai 3 trên địa bàn Bình Dương dài gần 11 km, qua TP Dĩ An, Thủ Dầu Một và Thuận An, đang được địa phương triển khai chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân. Dự kiến tỉnh sẽ khởi công dự án trước 30/6, tại hai vị trí đã có mặt bằng bao gồm nút giao Bình Chuẩn và cầu Bình Gửi.

Tại nút giao Tân Vạn, Bình Dương, giai đoạn một sẽ đầu tư hoàn chỉnh với quy mô gồm: cầu vượt theo hướng Vành đai 3 băng qua nút giao cùng các nhánh rẽ trái từ tuyến vành đai xuống quốc lộ 1, nhánh theo hướng từ Bình Chuẩn đi cầu Đồng Nai.

 

Tại Đồng Nai, dự án Vành đai 3 dài hơn 11 km với điểm đầu ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, điểm cuối tại cầu Nhơn Trạch nối qua TP Thủ Đức (TP HCM) với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.

Một vòng xoay, cầu vượt kết nối Vành đai 3 với đường tỉnh 25C tại huyện Nhơn Trạch.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai, địa phương đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải cố gắng khởi công dự án vào cuối tháng 6 tới theo đúng kế hoạch.

Vành đai 3 và đường song hành qua sông Rạch Chay, huyện Nhơn Trạch.

Đường song hành được xây dựng dọc tuyến Vành đai 3 với tổng chiều dài 11,2 km, bao gồm hai cầu vượt sông Rạch Chay. Khi hoàn thiện, đường rộng 74,5 m, vận tốc thiết kế là 60 km/h.

Phối cảnh cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đây là cây cầu lớn nhất đường vành đai, thuộc thành phần dự án 1A, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch.

Toàn tuyến Vành đai 3, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành năm 2026, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logistics. Công trình cũng được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Vùng trọng điểm phía Nam.

Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM

Lễ khởi công vành đai 3

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết dự án vành đai 3 đã chính thức chuyển sang giai đoạn mới là thi công và hoàn thành đồng bộ vào 2026.

Sáng ngày 18-6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Bộ ngành, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chính thức bấm nút khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM. Dự án vành đai 3 chính thức bước sang giai đoạn mới – thi công và hoàn thành dự án.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Đường vành đai 3 TP.HCM là con đường của ý Đảng lòng dân, là con đường kết nối và phát triển. Các công việc thời gian qua rất đáng được trân trọng, xin thay mặt các địa phương cam kết hoàn thành dự án vành đai 3 đúng kế hoạch, để công trình vành đai 3 thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2025 và hoàn thành vào 2026.

Chủ tịch TP HCM ông : Văn Phan Mãi phát biểu tại lễ khởi công xây dựng đường vành đai 3 Tp HCM

Lễ Khởi Công Vành Đai 3 TP HCM là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu cho giai đoạn thực hiện dự án. Sự kiện này được tổ chức trang trọng và thu hút sự quan tâm của đại diện các cơ quan chính quyền, nhà đầu tư, chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, cũng như báo chí và công chúng. Lễ khởi công không chỉ thể hiện sự cam kết của chính quyền đối với việc nâng cao chất lượng giao thông, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác và đồng lòng trong quá trình thực hiện dự án.

 

Dự án sẽ triển khai thi công đồng bộ ở 4 địa phương ở TP.HCM

TP.HCM sẽ phối hợp với các địa phương để triển khai thi công đồng bộ, hoàn thành vào 2026 theo kế hoạch đề ra.

Tầm quan trọng của dự án

Vành Đai 3 TP HCM không chỉ là một dự án giao thông quan trọng, mà còn có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển bền vững của thành phố. Dự kiến sau khi hoàn thành, dự án này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, giúp kết nối và phát triển các khu vực kinh tế, đồng thời thu hút đầu tư và tạo việc làm cho người dân. Ngoài ra, việc tối ưu hóa hệ thống giao thông cũng giúp giảm lượng khí thải và ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống trong thành phố.

Tuyến đường Vành đai 3 là khát vọng, là mong muốn của rất nhiều thế hệ lãnh đạo và người dân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Bởi sau khi hoàn thành, tuyến đường được đánh giá sẽ là động lực mới để phát triển kinh tế cho cả khu vực.

Đường Vành đai 3 có vai trò là trục kết nối giao thông liên vùng rất quan trọng, tạo ra một hành lang logistic với các hệ thống kho bãi, cảng cạn và cảng biển cho các tỉnh thành nó đi qua. Đồng thời, tuyến đường tạo ra không gian phát triển đô thị mới và nguồn lực rất lớn từ quỹ đất dọc theo tuyến đường này.

Đây là tuyến giao thông mà tất cả các xe muốn đi và đến TP Hồ Chí Minh đều có thể đi qua. Vành đai 3 cũng là tuyến đường tránh để các xe lớn đi qua TP Hồ Chí Minh sẽ không cần đi vào nội thành, nhưng lưu thông đến các tỉnh khác và vùng ĐBSCL đều nhanh và thuận lợi.

Quý khách hàng có thể tham khảo các thông tin khách tại đây