Tiến độ thi công Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm hiện nay như thế nào?
Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm hay còn được gọi là Tuyến Bà Quẹo, là tuyến đường sắt thuộc hệ thống Đường sắt đô thị trên cao Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai từ năm 2013. Với chiều dài tuyến khoảng 48 km, trong đó bao gồm 42 nhà ga. Góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi diện mạo đô thị, kết nối các khu vực giúp phát triển kinh tế một cách vượt bậc.
1. Thông tin nhanh về Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm
Tên: Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm | Chiều dài: 48 km |
Điểm đầu: Ga Thủ Thiêm | Vận tốc tối đa: 80km/h |
Điểm cuối: Huyện Củ Chi | Vốn đầu tư: 48.711 tỷ đồng (?) |
2. Bản đồ lộ trình Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm
Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm có điểm khởi đầu là ga Thủ Thiêm, sau đó đi dọc theo đường Mai Chí Thọ băng qua sông Sài Gòn rồi tiếp tục theo đường Hàm Nghi hướng đến ga trung tâm Bến Thành. Sau đó, tiếp tục đi theo đường Phạm Hồng Thái dẫn đến ngã sáu Phù Đồng, thì đi theo đường Cách mạng tháng 8 và Trường Chinh ra đến ga Tân Bình, tại đây sẽ có 1 tuyến nhánh dẫn vào Depot Tham Lương. Từ ga Tân Bình tiếp tục theo đường Trường Chinh để đến nút giao An Sương đi theo quốc lộ 22. Cuối cùng tuyến đường được dừng tại huyện Củ Chi.
Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm được chia làm 3 giai đoạn với 3 hướng đi:
- Giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương): Điểm đầu được đặt ở ga Bến Thành, sau đó đi ngầm theo đường Phạm Hồng Thái gặp Ngã sáu Phù Đổng thì chọn đi theo đường Cách mạng tháng 8, rồi đi theo đường Trường Chinh. Cuối cùng kết thúc tại ga Depot Tham Lương.
- Giai đoạn 2 (Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – Bến xe An Sương): Với điểm bắt đầu ở phía Nam là ga Bến Thành. Tuyến đi theo đường Hàm Nghi và chạy ngang qua sông Sài Gòn, sau đó đi tiếp theo đường Mai Chí Thọ rồi kết thúc tại ga Thủ Thiêm. Còn phía Bắc, điểm bắt đầu là ga Tân Bình, đi dọc đường Trường Chinh sẽ đến nút giao An Sương và kết thúc ở ga Bến xe An Sương.
- Giai đoạn 3 (Bến xe An Sương – Khu đô thị Tây Bắc): Ga Bến xe An Sương chính là điểm khởi đầu của tuyến, đi tiếp theo tuyến quốc lộ 22 dẫn đến Củ Chi và cuối cùng kết thúc ở khu đô thị Tây Bắc.
3. Quy mô dự án tiến độ Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm
Tuyến số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm hay còn được gọi là Tuyến Bà Quẹo, là tuyến đường sắt thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai từ năm 2013. Với chiều dài tuyến khoảng 48 km, trong đó bao gồm 42 nhà ga. Như bao tuyến khác đều có màu biểu trưng cho riêng mình thì màu của tuyến này là màu vàng.
Tuyến số 2 có tổng cộng là 42 nhà ga, cụ thể theo từng giai đoạn như:
- Giai đoạn 1: Bao gồm 10 nhà ga ngầm và 1 ga Depot: Bến Thành, Tao Đàn, Dân Chủ, Bảy Hiền, Nguyễn Hồng Đào, Bà Quẹo, Tân Bình, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng, Phạm Văn Hai, Depot Tham Lương
- Giai đoạn 2: Bao gồm 4 nhà ga ngầm: Bến Thành, Đại lộ vòng cung, Hàm Nghi, Cung thiếu nhi. 3 ga trên cao: Bệnh viện Quốc tế, Bình Khánh, Thủ Thiêm
- Giai đoạn 3: Bao gồm 24 nhà ga, trong đó mới có 5 nhà ga được quy hoạch, còn lại chưa được đưa vào bản vẽ: Depot Tham Lương, Hưng Thuận, Bến xe An Sương, Tân Thới Nhất,…, Khu đô thị Tây Bắc.
Được biết, dự kiến Ga Depot của Tuyến số 2 sẽ được xây dựng tại khu đất thuộc phường Tân Thới Nhất, Quận 12, với diện tích 26,6056 ha và quy mô dân số lên đến 2.228 người. Khu depot gồm: Khu tái định cư và Khu ga depot, với các chức năng chính như: Trung tâm điều khiển vận hành, Bãi đỗ tàu có mái che, Khu kiểm tra tàu, Khu xưởng đa chức năng, Khu đặt máy phát điện dự phòng, Khu để xe hai bánh, Bãi đỗ xe ô tô, Kho đa chức năng, Khu cung cấp nước nội bộ, Khu tập kết và xử lý rác Khu rửa tàu,…
Tuyến số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm dự kiến sẽ có vận tốc cụ thể như sau:
- Phần trên cao 110 km/h.
- Phần ngầm 80 km/h.
- Khu vực đường vào nhà ga 35 km/h.
- Nhà ga 25 km/h.
Tuyến số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm sẽ được kết nối với các Tuyến Metro khác trong tương lai, tạo điều kiện cho sự di chuyển của người dân trở nên dễ dàng hơn, đồng thời góp phần làm phát triển 2 khu đô thị Thủ Thiêm và Tây Bắc Củ Chi
4. Tiến độ Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm giờ ra sao?
Vào năm 2013, Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm được phê duyệt xây dựng. Tuy nhiên do đội vốn bởi các yếu tố trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng,… cho nên tiến độ phê duyệt vốn đầu tư để thi công còn chậm trễ.
Tuy nhiên, theo như thông tin mới nhất hiện nay, BQL cùng với chính quyền địa phương các khu vực có tuyến đường đi qua đang tích cực tiến hành bàn giao mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng. Từ đầu tháng 3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Cụ thể, tiến độ bàn giao mặt bằng của các quận có tuyến đường đi qua tới ngày 30-6 như sau:
- Quận 1: đã hoàn thành xong thủ tục bồi thường, chi trả bồi thường. Phấn đấu nhận bàn giao 100% mặt bằng.
- Quận 3: Trình UBND Thành phố chính sách bồi thường, hoàn thành phương án bồi thường mới, đã nhận bàn giao khoảng 33% mặt bằng.
- Quận 10: Đã hoàn thành thủ tục và tiến hành chi trả bồi thường, phấn đấu nhận bàn giao 70%-80%.
- Quận 12: Hoàn thành các thủ tục bồi thường, chi trả và nhận giao 100% mặt bằng.
- Quận Tân Bình: Về cơ bản đã hoàn thành chi trả. Và đã bàn giao 100% mặt bằng tại: ga S10 thuộc Phạm Văn Bạch và S11 thuộc khu vực ga Tân Bình.
5. Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm ảnh hưởng thế nào đến bất động sản khu vực?
Việc xuất hiện Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm chính là một trong những động lực lớn mạnh giúp cho tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực mà nó đi qua. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến Metro sẽ giúp cho việc di chuyển, kết nối giữa các khu vực dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tạo tiền đề cho việc giao lưu kinh tế giữ các vùng.
Đi kèm với kinh tế phát triển, Tiến độ Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới, nâng cạo chất lượng hạ tầng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp thị trường bất động sản ngày một đi lên. Điển hình là giá đất tại các khu vực quanh dự án này đã tăng lên 30 – 40% so với những năm trước đây. Giá cao nhưng rất nhiều nhà đầu tư tìm đến và săn đón bất động sản khu vực này, vì họ nhận thấy được tiềm năng của Tuyến Metro số 2: Củ Chi – Thủ Thiêm nói riêng, và thị trường bất động sản nói chung.
Nguồn: Thanh Tuyền – báo điện tử
Bài Viết Cùng Chuyên Mục
- Tiềm Năng Đất Nền Củ Chi
- Khu đô thị Tây Bắc TP HCM trong tương lai
- Vành Đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh: Tiến Bước Vượt Bậc Cho Giao Thông Đô Thị
- Ẩn số và cơ hội của bất động sản trong năm 2023
- Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước gỡ khó tín dụng bất động sản
- Thị Trường Bất Động Sản 2023: Đón Chờ Xung Lực Mới
- Vingroup và Techcombank đề xuất thực hiện Dự án cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành
- Vì sao căn hộ nội đô giữ được hấp lực mạnh mẽ trong đại dịch?
- Thống Nhất Làm Cao Tốc Hồ Chí Minh-Chơn Thành
- Đồng Phú Group ký kết hợp tác phân phối dự án Phúc Hưng Golden